Tuyên bố Hội_nghị_Tehran

Ngày 1 tháng 12 năm 1943, ba nhà lãnh đạo ngồi lại với nhau và đưa ra những tuyên bố và đàm phán các quyết định quân sự tại hội nghị.

Tuyên bố của ba cường quốc về Iran:

Iran sẽ tham chiến chống lại Đức, kẻ thù chung của ba cường quốc. Stalin, Churchill, và Roosevelt chỉ ra nhu cầu tài chính cấp thiết của Iran trong chiến tranh, và khả năng cần viện trợ thời hậu chiến. Ba cường quốc tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Iran. Chính phủ Iran và ba cường quốc đạt được một thỏa thuận giải quyết tấn cả mâu thuẫn nhằm giữ nên độc lập, chủ quyền và thống nhất của Iran. Hoa Kỳ, Liên Xô, và Anh mong muốn Iran theo những nước đồng minh khác lập lại hòa bình ngay khi chiến tranh kết thúc, điều này sẽ được đồng ý ngay khi tuyên bố được đưa ra.

Kết luận:

  1. Du kích Nam Tư còn được biết với tên gọi Quân đội Giải phóng Nhân dân Nam Tư sẽ được hỗ trợ bằng nguồn cung và thiết bị tốt nhất có thể và cũng bằng các chiến dịch biệt kích.
  2. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng họ mong muốn Thổ Nhĩ Kỳ về phe họ trong trường hợp tham chiến trước cuối năm.
  3. Các nhà lãnh đạo ghi chú phát biểu của Stalin rằng nếu Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến chống lại Đức, và Bulgaria tuyên chiến hoặc tấn công Thổ Nhĩ Kỳ, Liên Xô sẽ ngay lập tức tuyên chiến với Bulgaria. Hội nghị ghi chú thêm rằng điều này có thể được đề cập trong những cuộc đàm phán sắp tới để Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến.
  4. Cuộc tấn công xuyên eo biển vào Pháp (Chiến dịch Overlord) sẽ được bắt đầu vào tháng 5 năm 1944, kết hợp với một chiến dịch tấn công vào miền Nam nước Pháp. Chiến dịch thứ hai sẽ được tiến hành trên quy mô lớn nhất mà khả năng đổ bộ cho phép. Hội nghị tiếp tục ghi chú khẳng định của Joseph Stalin rằng quân đội Xô Viết sẽ tấn công vào khoảng cùng thời gian với chiến dịch nhằm mục đích ngăn chặn quân Đức di chuyển từ mặt trận phía Đông sang mặt trận phía Tây.
  5. Các nhà lãnh đạo nhất trí rằng các sĩ quan viên chức của ba cường quốc phải giữ liên lạc chặt chẽ với nhau về các hoạt động quân sự sắp xảy ra ở châu Âu. Cụ thể, cả ba nhất trí là một kế hoạch che đậy để đánh lạc hướng quân thù về những chiến dịch này nên được phối hợp giữa những quan chức liên quan.

Quyết định chính trị:

Stalin và Churchill thảo luận về biên giới Ba Lan trong tương lai và quyết định chọn đường Curzon ở phía Đông và đường Oder-Neisse ở phía Tây. Roosevelt yêu cầu được miễn tất cả cuộc bàn luận về Ba Lan khi xét về ảnh hưởng của những quyết định đó lên người bỏ phiếu Ba Lan tại Mỹ và cuộc bầu cử 1944 sắp tới. Quyết định này không được phê chuẩn cho đến Hội nghị Potsdam 1945.

Trong quá trình đàm phán tại cuộc hội nghị, Roosevelt chỉ đảm bảo sự sáp nhập của Cộng hòa Lithuania, Latvia, và Estonia vào Liên bang Xô Viết sau khi người dân bỏ phiếu về những quyết định này. Stalin không chấp nhận bất kì sự can thiệp quốc tế nào vào các cuộc bỏ phiếu, và tất cả vấn đề phải được giải quyết theo hiến pháp Liên Xô.

Liên quan

Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên – Hoa Kỳ tại Hà Nội 2019 Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 Hội nghị Lập hiến (Hoa Kỳ) Hội nghị Thành Đô Hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên – Hoa Kỳ 2018 Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu Hội Nam Hướng đạo Mỹ Hội Nữ Hướng đạo Mỹ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Hội Người cao tuổi Việt Nam

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hội_nghị_Tehran http://www.britannica.com/EBchecked/topic/585632/T... http://www.time.com/time/printout/0,8816,791211,00... http://katalog.nsk.hr/F/?func=direct&doc_number=00... http://uli.nli.org.il/F/?func=direct&doc_number=00... http://www.history.army.mil/books/70-7_0.htm http://www.history.army.mil/books/70-7_10.htm https://books.google.com/books?id=LpRdu-ytqNIC&pg=... https://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut... https://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb11993789z https://data.bnf.fr/ark:/12148/cb11993789z